Ngày 20/12/2015, tại hội trường Viện SPKT - ĐHSPKT TPHCM, Trung tâm Đào tạo sau đại học đã tổ chức serminar khoa học dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục học - 2015. Tham dự serminar khoa học lần này có TS. Võ Văn Việt - Trường ĐH Nông lâm TpHCM - Báo cáo viên; GVC.TS. Đỗ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện SPKT, Trưởng TT. Đào tạo sau đại học; PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh - Phó Trưởng TT. Đào tạo sau đại học, Cố vấn các lớp cao học chuyên ngành Giáo dục học; các giảng viên của TT. Đào tạo sau đại học; các nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học khóa 1 (2015 - 2018); cùng hơn 60 học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học khóa 2013, 2014, 2015.
Hình 1: GVC.TS. Đỗ Mạnh Cường phát biểu đề dẫn cho serminar khoa học
Nội dung của serminar khoa học lần này tập những những vấn đề cơ bản dành cho những ai bắt đầu nghiên cứu về giáo dục: vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu và việc chứng minh giả thuyết nghiên cứu; phương pháp viết nghiên cứu tổng quan. Các nội dung này đã được báo cáo viên, nghiên cứu sinh trình bày logic, gợi mở dựa trên những nghiên cứu nền tảng của cá nhân và tài liệu khoa học về giáo dục liên quan.
Bảng 1: Các bài báo cáo trình bày tại serminar khoa học
STT
|
TÊN BÀI BÁO CÁO
|
NGƯỜI TRÌNH BÀY
|
1
|
Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
|
ThS. Vũ Thị Thanh Thảo - Tạp chí Khoa học Giáo dục kỹ thuật - ĐH SPKT TpHCM - Nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục học khóa 1
|
2
|
Giả thuyết nghiên cứu và việc chứng minh giả thuyết nghiên cứu
|
TS. Võ Văn Việt - ĐH Nông lâm TpHCM
|
3
|
Phương pháp viết tổng quan tài liệu (báo cáo trong serminar lần sau)
|
ThS. Đặng Thị Diệu Hiền – Trung tâm bồi dưỡng ngắn hạn - Viện SPKT - ĐH SPKT TpHCM - Nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục học khóa 1
|
Mở đầu phần báo cáo khoa học, ThS. Vũ Thị Thanh Thảo đã làm rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu như: vấn đề nghiên cứu là gì, khi nào một vấn đề khoa học được xem là vấn đề nghiên cứu, chúng ta có thể tìm vấn đề nghiên cứu ở đâu; khi đã tìm được vấn đề nghiên cứu rồi thì cách xác định câu hỏi được thực hiện như thế nào,…đây là những nội dung cơ bản, cốt lõi dành cho những ai mới bắt tay vào nghiên cứu về giáo dục nên được các học viên cao học và nghiên cứu sinh lắng nghe và phản hồi rất tích cực.
Hình 2: ThS. Vũ Thị Thanh Thảo trình bày báo cáo khoa học
Tiếp nối những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu về giáo dục của ThS. Vũ Thị Thanh Thảo là phần trình bày khoa học và ấn tượng của TS. Võ Văn Việt - một nhà nghiên cứu được đào tạo bài bản, chuyên sâu về khoa học giáo dục nói chung và thống kê - kiểm định trong nghiên cứu giáo dục nói riêng. Với lối trình bày logic và có sức thu hút, TS. Võ Văn Việt đã thuyết phục được các học viên cao học và nghiên cứu sinh, tạo điều kiện để học viên cao học và nghiên cứu sinh có cơ hội làm sáng tỏ những vướng mắc liên quan đến giả thuyết nghiên cứu và việc điểm định giả thuyết nghiên cứu; đây là sự khởi đầu quan trọng nhằm giúp học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện các nghiên cứu có chất lượng, hướng tới việc thực hiện luận văn, luận án có chất lượng, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo chuyên ngành Giáo dục học, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực về giáo dục cho các cơ sở giáo dục trong nước nói chung và khu vực miền nam nói riêng.
Hình 3: TS. Võ Văn Việt trình bày báo cáo khoa học
Phần cuối cùng của serminar khoa học lần này là sự giải đáp các thông tin phản hồi từ học viên cao học và nghiên cứu sinh. Với bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về giáo dục, GVC.TS. Đỗ Mạnh Cường và PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh đã chia sẻ những kinh nghiệm quí báo trong nghiên cứu về giáo dục, giải đáp thấu đáo những phân vân của học viên và nghiên cứu sinh có được khi nhìn nhận lại những nghiên cứu của mình và những gì tiếp cận được trong serminar khoa học. Hai Thầy/ Cô cũng đã gợi mở nhiều hướng nghiên cứu về giáo dục mang tính mới, có khả năng ứng dụng thực tiễn trong thời đại ngày nay. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong những năm tới, những nhà giáo dục được đào tạo từ Viện SPKT - ĐH SPKT TpHCM có khả năng nghiên cứu những vấn đề mới về giáo dục, đáp ứng yêu cầu công thực tiễn về giáo dục trong nước và trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời góp phần cùng Đảng bộ, Nhà trường thực hiệm nhiệm vụ chính trị được giao, quán triệt nghị quyết Hội nghị TW8, Khóa XI của về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Hình 4: Bàn luận giữa báo cáo viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh
|