Tác giả :
Ra đời từ năm 2003 từ một phiên bản nội bộ của trường Đại học Havard bởi sinh viên năm nhất Mark Zuckerberg, đến nay Facebook đã trở thành mạng xã hội thành công nhất thế giới với gần 1,5 tỉ người sử dụng, đưa người sáng lập của nó trở thành tỉ phú trẻ tuổi nhất hành tinh. 10 năm với nhiều thăng trầm những tưởng có lúc phải bán mình, với những khoản đầu tư khổng lồ từ các tập đoàn lớn, và với những thương vụ sáp nhập tốn nhiều giấy mực của báo chí, đến này Facebook được xem là cuộc sống thứ 2 của rất nhiều người, trong đó có một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam.

Bằng khả năng nhanh nhạy với những điều mới lạ, sinh viên không khó để nắm bắt phương thức sử dụng của một trang web kết bạn lớn như Facebook, khám phá mọi tiện ích và phát triển các mối quan hệ xã hội, như bản chất vốn có của nó. Trong quá trình đó, nếu sinh viên sáng suốt, Facebook sẽ trở thành công cụ đắc lực cho cuộc sống tốt đẹp hơn, còn không nó sẽ khiến họ lệ thuộc thậm chí thay đổi cuộc sống của họ một cách tiêu cực.

Hẳn chúng ta cũng không khó khăn gì khi tìm gặp những bài phân tích trong các nghiên cứu lẫn thông tin trên phương tiện truyền thông về diễn biến tâm lý khi người ta gia nhập Facebook. Về mặt tích cực, chúng ta có thể thấy người sử dụng Facebook biết thiết lập và duy trì tốt nhiều mối quan hệ, bên cạnh việc tìm lại những mối quan hệ từ lâu đã bị đánh mất. Hoặc nhận được nhiều cơ hội phát triển kinh tế và phát triển nghề nghiệp nhờ tận dụng được tính chất lan truyền của mạng xã hội. Ngoài ra, một sinh viên cũng có thể phát triển cơ hội học tập thông qua sự kết nối Facebook với các chuyên gia, giảng viên và bạn bè cùng đam mê tri thức. Ngược lại, về mặt tiêu cực, nhiều nghiên cứu đãdẫn ra những dấu hiệu tâm lý điển hình như định hướng giá trị lệch lạc, tâm tính bất ổn, thái độ cư xử kém, thu hẹp cái “chúng ta” và bành trướng cái “tôi” v.v… Hay một số nghiên cứu tìm ra các yếu tố cốt lõi dẫn đến chứng nghiện Facebook, đó là nhu cầu nổi bật, thay đổi tâm trạng, lòng khoan dung, phản hồi, xung đột và phản ứng mạnh.

Như vậy, với tâm lý đặc trưng của những của những giáo viên kỹ thuật hoặc kỹ sư công nghệ trong tương lai, sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã và đang sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào, thiết nghĩ cũng cần phải tìm hiểu và phân tích. Đầu năm học 2013, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Với 300 sinh viên được yêu cầu trả lời bảng hỏi trong học kỳ 2 năm học 2012 – 2013 và học kỳ 1 năm học 2013 – 2014, chúng tôi đã thu được một số kết quả đáng chú ý.

     Về mục đích sử dụng
Trước hết, nguyên nhân tham gia Facebook của sinh viên chủ yếu là bị lôi kéo bởi bạn bè, hoặc tham gia theo phong trào (45%), sau đó mới thấy được tính thú vị của mạng xã hội này (43%). Chỉ có khoảng 10% lựa chọn mạng xã hội này cho mục đích học tập. Khi được hỏi cụ thể, thì các bạn cho biết sử dụng Facebook để nhận thông báo từ ban cán sự lớp và tải tài liệu do thầy cô và các bạn khác đưa lên. Về mục đích sử dụng, phần lớn các bạn sinh viên cho rằng ban đầu mình tham gia Facebook để giao lưu, kết bạn, gia nhập các nhóm và tham gia bình luận các chủ đề (62%). Nhưng sau quá trình sử dụng, thì các bạn thừa nhận rằng mình tham gia chủ yếu để chia sẻ tài liệu hoặc thông tin liên quan đến hoạt động học tập (64%). Như vậy, ý thức sử dụng mạng xã hộiphục vụ việc học đã hình thành khá tốt trong sinh viên, mặc dù thời gian đầu sử dụng thì mục đích đó không quá lớn (chỉ 21%).

    Về tính chất sử dụng
Phần lớn các sinh viên đã sử dụng Facebook được hơn 2 năm, đây cũng là thời gian trung bình một sinh viên có thể biết và tìm hiểu về một mạng xã hội. Một điều thú vị là các bạn cho rằng mình không “nghiện” mạng xã hội này mặc dù phần lớn thừa nhận mình thường mở trang Facebook ngay trong lúc sử dụng máy tính để học tập. Từ đó cho thấy, vẫn có một bộ phận khá lớn sinh viên mang những hoạt động giao lưu ảo can thiệp vào trong công việc thực hàng ngày, mặc dù ý thức sử dụng vẫn ở mức khá tích cực.

Sự tích cực trên cũng được thể hiện ở việc chỉ có 19% sinh viên “đổ đốn” cho Facebook từ 3 đến 5 giờ và 10% với thời lượng trên 5 giờ một ngày. Mặc dù số giờ trung bình các bạn bỏ ra để tương tác thông tin trên mạng xã hộinày là 1 giờ (33% cho biết), nhưng con số 10% dành hơn 5 giờ như kể trên quả là cũng đáng báo động. Theo chúng tôi biết thì hiện nay trên Facebook xuất hiện nhiều trò chơi (game) trực tuyến khá hấp dẫn, thậm chí không giới hạn thời gian chơi. Vì thế, và bản thân sinh viên cũng thừa nhận, việc bỏ ra trên 5 giờ để “cày game” trên Facebook cũng là điều không quá xa lạ.

Hơn nữa, với 13% các bạn kiểm tra Facebook với mỗi 15 phút một lần và 16% kiểm tra Facebook mỗi khi điện thoại hoặc máy tính thông báo, cho dù con số không quá lớn, cũng đã cho thấy một bộ phận sinh viên của chúng ta khá là “nghiện” mặc dù chính họ không thừa nhận điều đó. Còn lại, con số lớn nhất là 50% nằm ở các bạn lựa chọn trả lời “khoảng nửa ngày một lần” với câu hỏi về tần suất kiểm tra Facebook.

    Về nội dung sử dụng
Sinh viên với độ tuổi trẻ trung của mình, luôn muốn thể hiện cái “tôi” mọi lúc, mọi nơi. Theo đó, với câu hỏi “Những thông tin cá nhân của chính mình được bạn công khai như thế nào?”, thì chúng tôi nhận được chỉ 7% là “bí mật tuyệt đối”, 73% “một ít” và 20% “công khai hoàn toàn”. Tuy các bạn sinh viên ý thức được tính phức tạp của việc luân chuyển thông tin trên Facebook, nhưng vẫn còn đó những cá nhân tự tin quá mức, không ngại ngần gì khi công bố những điều riêng tư (tên, tuổi, nơi ở, nơi học, nơi làm, mối quan hệ gia đình, email, số điện thoại).

Còn về nội dung được thể hiện trên Facebook, những ý trả lời thu được cũng đã phản ánh khá rõ nét đặc trưng tâm lý của sinh viên ngành sư phạm.

Với những chủ đề được đăng trên trang cá nhân, phần lớn đó là những câu chuyện, tâm trạng của chính người sử dụng, sau đó là những bài học về sống đẹp.Với những chủ đề được chia sẻ hoặc tham khảo từ trang của người khác, các bạn tập trung vào các câu chuyện hoặc hình ảnh cảm động, kế đến là chủ đề học tập và các bài học về sống đẹp.Bên cạnh đó, sinh viên thường tham gia bình luận những câu chuyện hoặc tâm trạng của bạn bè, tuy không rõ ràng lắm.

Như vậy, sinh viên của chúng ta có định hướng khá nội tâm và tinh tế về những chủ đề được thể hiện trên trạng mạng cá nhân. Điều này phần nào thể hiện nét tính cách phổ biến của sinh viên học ngành sư phạm.

    Về biểu hiện tâm lý
Một trong những hướng nghiên cứu nổi bật của các đề tài trong và ngoài nước liên quan đến Facebook là đặc điểm tâm lý của người sử dụng. Sau đây chúng ta xem xét một số biểu hiện trong đó.

Thứ nhất, sau khi đăng một dòng trạng thái trên trang cá nhân, 47% số sinh viên được hỏi mong muốn có nhiều người bình luận về thông tin của mình, và cũng từng đó tỉ lệ chỉ viết trạng thái vì thích chứ không mong muốn gì. Qua đó ta thấy sinh viên không quá tập trung vào sự nổi bật của mình trên Facebook thông qua những thông tin cá nhân.

Tương tự, có đến 81% câu trả lời là “bình thường”, trong khi đó chỉ có 12% cảm thấy bứt rứt, khó chịu, và 7% cho rằng mình thoải mái với việc một ngày không thể truy cập vào Facebook

Tiếp đến, với câu hỏi về thói quen đăng tâm trạng (status), câu trả lời thu được thật sự không nổi bật, cụ thể như sau: 37% có chủ ý chỉnh sửa hình ảnh và viết nội dung cẩn thận trước khi đăng, 30% thể hiện tâm trạng vào bất cứ thời điểm nào, 20% viết ra bất cứ ý nghĩ nào trong đầu, và 19% chụp ảnh rồi đăng ngay kèm một vài chú thích.

Cuối cùng, một nửa số sinh viên được hỏi thường đọc kỹ và ngẫm nghĩ trước khi bấm nút “Thích” hoặc “Bình luận”. Tuy vậy vẫn có nhiều bạn (41%) có thói quen bấm nút “Thích” ngay khi vừa bắt gặp những thông tin mình quan tâm.

Tóm lại, sinh viên Sư phạm Kỹ thuật tiếp cận và sử dụng Facebook với biểu hiện tâm lý không quá cuồng nhiệt. Các bạn quan tâm và yêu thích mạng xã hội này một cách chừng mực, và cũng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thể hiện “cái tôi” trong thế giới ảo. Đây được xem là những yếu tố tích cực trong xu hướng của sinh viên, biết lựa chọn và yêu thích những sản phẩm và ứng dụng thực tế, nhưng không quá lệ thuộc vào chúng gây ra những bất ổn về mặt tâm lý. Kết luận trên minh chứng cho câu trả lời “tôi không nghiện Facebook” trong tự đánh giá của các bạn như đã nêu trên.

Các bạn có thể download nội dung trên bằng file pfd tại đây
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

ĐĂNG KÝ CÁC KHÓA BỒI DƯỠNG

Elearning và nguồn học liệu